Thời tiết ngày càng oi bức, nắng nóng đỉnh điểm khi mặt trời lên cao khiến cho những không gian sinh hoạt ngoài trời, ban công và khu vực cửa sổ kính trở nên vô cùng khó chịu, nhu cầu về rèm cuốn chống nắng trong những tháng này cũng tăng cao đột biến. Là loại rèm có cấu tạo đơn giản chỉ gồm 1 hệ trục cuốn, thường làm bằng vải thô, vải nhung, vải 1 một màu… nhưng tùy vị trí lắp đặt rèm cuốn cản sáng, cách nhiệt lại có những lưu ý và cách lựa chọn khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Rèm cuốn ngoài trời
Không giống với các loại rèm che nắng cửa sổ được dùng trong nhà rèm cuốn chắn nắng ngoài trời đòi hỏi phải có độ bền cao để có đủ khả năng chống chịu với môi trường. Đặc biệt với thời tiết miền Bắc nước ta, có sự thay đổi rất thất thường nắng to và mưa nhiều trong mùa hè. Phổ biến nhất có thể kể đến các loại rèm cuốn chắn nắng cửa chính showroom. Rèm được thiết kế với khổ lớn kéo ngang tựa như một mái hiên thông minh khi không nắng nóng có thể thu gọn vào phía trên khung cửa rất thẩm mỹ và không chắn tầm nhìn.

Để đảm bảo rèm cuốn ngoài trời bền đẹp, không nhanh rách, không phai màu, chất liệu cấu tạo chính là yếu tố quyết định. Polyester là chất liệu được sử dụng nhiều nhất, rèm cuốn khổ lớn loại này thường được gọi là rèm nhựa. Nếu không thích rèm nhựa thô cứng, bức nhiệt bạn nên rèm cách nhiệt làm từ vải, màu xám, vừa thoát khí, giảm nhiệt, vừa dịu mắt, sang trọng và thẩm mỹ.

2. Rèm cuốn chống nắng ban công
Ngoài cửa chính, nhu cầu che nắng mưa tại vị trí ban công còn cần thiết hơn, đặc biệt tại các không gian đặc thù nhu chung cư, trường học, mầm non. Rèm cuốn chống nắng ban công mặc dù cũng là rèm cuốn ngoài trời nhưng thường dùng loại thả dọc, có công dụng chủ yếu tránh mưa nắng hắt vào khu vực sinh hoạt trong nhà. Các mẫu rèm cuốn ban công hiện nay phân làm 2 loại chính là dạng tự cuốn và dạng quay tay với nhiều thiết kế và chất liệu đa dạng.

Đối với khu vực này, do yêu cầu không để nước hắt bẩn vào trong nhà, bạn nên sử dụng các loại rèm chắn mưa làm từ vải phủ polyester vừa mềm mại, hạn chế bụi lại chống nắng, chống thấm tốt. Hệ thống thanh rèm cũng phải dùng loại thiết kế riêng cho rèm cuốn che nắng ngoài trời, có khả năng chịu được gió lớn.

3. Rèm cửa sổ cuốn chống nắng
Nhắc đến rèm cửa cuốn, ta nghĩ ngay đến rèm cuốn văn phòng được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên không chỉ được dùng làm rèm cửa sổ văn phòng, loại rèm cản sáng này còn rất thích hợp với không gian nhà nhỏ, nhà thiết kế nội thất hiện đại với nhiều mẫu mã đẹp, sinh động và sang trọng. Rèm có thể sử dụng được ở rất nhiều vị trí khác nhau từ phòng khách, phòng ăn, cho đến phòng ngủ và cả phòng tắm.

Vì là loại dùng trong nhà rèm cửa sổ cuốn chắn nắng không nên dùng chất liệu bạt, nhựa, sẽ gây cảm giác bí bách, khó chịu, không thoáng khí, nhất là độ chắn sáng của nhựa lên đến 100% sẽ khiến phòng ở trở nên rất tối, vừa tốn chi phí điện thắp sáng lại thêm bức nhiệt. Thay vào đó bạn hãy sử dụng các loại rèm cuốn tranh, rèm cuốn cản sáng làm từ vải cách nhiệt hoặc rèm cuốn lưới. Độ chắn sáng vừa phải, hoa văn họa tiết sinh động sẽ mang đến cho căn phòng cái nhìn mềm mại, sáng sủa hơn.
>>> Xem thêm các mẫu rèm cuốn văn phòng tại Decorpod
Để sở hữu các mẫu rèm cuốn chắn nắng đẹp với giá tốt nhất thị trường hiện nay hãy đến ngay Decorpod tại tầng 1, TTTM Chung cư Gemek Tower, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Truy cập ngay website https://decorpod.com tham khảo các mẫu thiết kế mới nhất hoặc gọi đến Hotline: 0815987468 để được tư vấn trực tiếp ngay hôm nay.